Các model xuất khẩu Lớp_tàu_hộ_vệ_Gepard

Hai quốc gia sử dụng tàu hộ vệ Gepard là NgaViệt Nam

Lớp Gepard đã được thiết kế như một loại tàu chiến trọng lượng nhẹ, giá thành không quá đắt cho xuất khẩu. Người Nga đã đề xuất 5 biến thể cho xuất khẩu.

  • Gepard 1: Có sàn đáp trực thăng nhưng không có chỗ chứa máy bay và thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau (Variable Depth Sonar - VDS).
  • Gepard 2: Có sàn đáp trực thăng và chỗ chứa máy bay, tuy nhiên không trang bị VDS và tên lửa phòng không 9K33 Osa.
  • Gepard 3: Tăng sườn ngang lên 13,8 m, lượng rẽ nước tăng lên 2.100 tấn khi đầy tải, một hệ thống vũ khí đánh gần (Close-in weapon system - CIWS) Kortik đặt phía trước thay cho hệ thống CIWS AK-630, nhà chứa máy bay bên trên chỗ để VDS.
  • Gepard 4: Phiên bản không vũ trang cho tìm kiếm và cứu hộ, dù các điểm đặt vũ khí vẫn được chế tạo.
  • Gepard 5: Có sàn đáp trực thăng nhưng không nhà chứa máy bay, tầm hoạt động được tăng lên 6.000 nmi (11.000 km) ở tốc độ 10 kn, tốc độ tối đa giảm còn 23 kn, các tuốc bin khí được thay thế bằng 2 động cơ Diesel 8000 bhp.

Việt Nam

Năm 2006, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đặt hàng hai tàu chiến lớp Gepard 3.9 và chúng đã được bàn giao vào năm 2011. Năm 2013, Việt Nam đã mua thêm hai chiếc nữa và đã được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào đầu năm 2018.[1]

Lô Gepard đầu tiên có giá 175 triệu mỗi chiếc trong khi giá của lô thứ hai tăng lên 350 triệu mỗi chiếc. Không rõ chi tiết của việc nâng cấp khiến tàu tăng giá, nhưng dựa trên các bức ảnh chụp bên ngoài thì có thể thấy những chiếc Gepard lô sau đã được nâng cấp thiết kế so với lô trước, cụ thể:

  • 2 tàu Gepard đầu tiên có kích thước 102,14 x 13,09 x 5,3 mét, còn 2 tàu lô sau lớn hơn chút ít là 102,4 x 14,4 x 5,6 mét.
  • 2 tàu Gepard đầu tiên có thủy thủ đoàn gồm 103 người, còn 2 tàu lô sau là 84 người (giảm 19 người) do tự động hóa được cải thiện. Chúng cũng có không gian cho thêm 16 nhân sự khi cần.
  • 2 tàu của lô thứ hai có một hệ thống đẩy được cải tiến, nhưng không rõ chi tiết về điều đó.
  • Lô Gepard thứ hai sử dụng hệ thống điều khiển tàu tích hợp Moskit-11661. Lô đầu tiên sử dụng một hệ thống đơn giản hơn.
  • Lô Gepard thứ hai có vũ khí chống ngầm, còn lô đầu tiên không trang bị.
  • Các tàu lô đầu tiên mang theo pháo AK-176M trong khi các tàu lô thứ hai mang pháo AK-176MA tiên tiến hơn.

Ngoài ra, có thể còn những nâng cấp khác trên các tàu Gepard của lô thứ hai, nhưng không thể nhận ra qua các bức ảnh được công bố.

Hải quân Việt Nam có một cơ sở đào tạo cho các tàu Gepard với hệ thống đào tạo mô phỏng Laguna-11661 hiện đại.

Năm 2020, Hải quân Nhân dân Việt Nam được cho là đã đang xem xét đặt mua thêm 1 cặp (2 tàu) Gepard, khả năng cao được trang bị thêm cụm 8 ống phống thẳng đứng có thể phóng các tên lửa phòng không tầm trung, cao S-300F, tên lửa hành trình 3M-54 Klub.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lớp_tàu_hộ_vệ_Gepard http://ship.bsu.by/main.asp?id=102919 http://flot.com/news/vpk/index.php?ELEMENT_ID=5669... http://rusnavy.com/news/navy/index.php?ELEMENT_ID=... http://rusnavy.com/news/navy/index.php?ELEMENT_ID=... http://rusnavy.com/news/newsofday/index.php?ELEMEN... http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/11... http://www.globalsecurity.org/military/world/russi... http://en.rian.ru/military_news/20130924/183693967... http://en.rian.ru/mlitary_news/20100316/158215375.... http://www.zdship.ru/press-center/news-events/1813